Ngoài 3 nghi lễ chính là dạm ngõ, hỏi và cưới thì trước ngày đám hỏi còn có một nghi lễ không kém phần quan trọng là lễ xin dâu. Vậy lễ xin dâu cần những gì và đâu là những điều cần tránh? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Lễ xin cưới gồm những gì


1. Lễ xin dâu là gì?

*

Lễ xin dâu là một nghi thức nhỏ trong phong tục truyền thống của người Việt Nam, nó được thực hiện trước lễ rước dâu.

Nghi thức này thể hiện sự tôn trọng của bên nhà trai đối với nhà gái, đây như một lời xin phép rước con gái của họ về làm dâu bên mình. 

Theo thời gian, lễ xin dâu được tổ chức đơn giản dần. Ngày nay, đại diện nhà trai chỉ cần mang lễ vật qua nhà gái. Trò chuyện trao đổi với nhà gái và kính báo gia tiên để xin phép đưa cô dâu về nhà chồng. Dù chỉ là nghi thức nhỏ trong cưới xin nhưng lễ vật và các bước tiến hành cần phải đầy đủ. 

2. Lễ vật trong lễ xin dâu gồm những gì?

Lễ vật cho lễ xin dâu rất đơn giản và gọn nhẹ. Lễ vật sẽ được đặt trong chiếc tráp nhỏ màu đỏ, ngoài trầu cau và rượu là 2 thứ không thể thiếu thì còn có cặp bánh để tượng trưng cho Âm Dương Ngũ Hành. Việc chuẩn bị các món đồ theo cặp cũng có hàm ý mong cặp đôi trọn đời bên nhau.

Bánh cho lễ xin dâu các bạn có thể sử dụng bánh cốm và bánh phu thê, một số nơi khác lại chọn bánh chưng và bánh dày với mong muốn tình yêu của vợ chồng sẽ luôn tròn đầy, vuông vức.

3. Chuẩn bị lễ vật trong lễ xin dâu như thế nào?

*

Việc chuẩn bị lễ vật cũng sẽ không có gì phức tạp. Bên nhà trai có thể mua trầu và chai rượu, còn bánh có thể có hoặc không cũng không sao. Trường hợp bạn muốn bánh trong lễ vật thì bạn nên đặt mua hoặc tự làm trước 1-2 ngày so với ngày làm lễ. 

Nếu không có thời gian hoặc muốn tráp lễ đẹp mắt bạn có thể đặt ở các dịch vụ cưới hỏi. Nhân viên sẽ làm lễ vật phù hợp với phong tục truyền thống, đẹp mắt và theo đúng yêu cầu của bạn.

4. Nhà gái cần phải chuẩn bị gì trong lễ xin dâu?

*

Trước khi chú rể cùng đoàn nhà trai sang đón dâu, gia đình nhà gái phải được dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Đặc biệt là bàn thờ, nhà gái nên bài trí bàn thờ gia tiên với trái cây và hoa, nếu không có điều kiện thì cũng phải có một bình hoa tươi.

Nhà cửa trang trí đẹp đẽ, trà nước chuẩn bị đầy đủ, có thêm chút bánh kẹo và trái cây trên bàn để bày tỏ lòng tôn trọng với nhà thông gia.

5. Thủ tục lễ xin dâu

Khi chú rể và đoàn nhà trai sang nhà gái, mẹ chú rể sẽ đem theo tráp lễ bao gồm trầu và rượu để xin dâu. Sau khi nhà gái nhận lễ sẽ đặt mâm tráp lên bàn thờ, thắp hương như thông báo với tổ tiên về hỷ sự trong nhà và mong họ chúc phúc cho cặp đôi. Xong xuôi phía nhà trai sẽ xin phép cáo lui trước để chuẩn bị cho lễ đón dâu.

6. Những lưu ý khi tổ chức lễ xin dâu

*

Lễ xin dâu tuy đơn giản nhưng lại không thể thiếu và cần phải đúng phong tục thì đám cưới mới được trọn vẹn. Do vậy, bạn cần phải lưu ý những điều sau trong lễ xin dâu: 

Những người tham gia lễ xin dâu khá đơn giản. Thường thì người vào làm lễ xin dâu sẽ là trưởng đoàn nhà trai và thêm một người đi cùng để đội lễ vật.Lễ xin dâu có thể tổ chức riêng hoặc có thể gộp với lễ hỏi hay lễ cưới. Trường hợp gộp với lễ cưới, trưởng đoàn nhà trai sẽ vào nhà gái trước để xin dâu. Sau khi hoàn thành lễ xin dâu, đại diện nhà gái mới ra mời đoàn nhà trai vào tiến hành làm lễ đón dâu.Nếu lễ xin dâu gộp với lễ cưới thì phải cần thực hiện nhanh chóng để không bị lỡ giờ đẹp đón dâu. Khi lên lịch trình cho lễ cưới, 2 bên gia đình cũng phải tính toán giờ làm lễ để tránh qua giờ tốt.Khi hoàn thành nghi lễ xin dâu và chú rể đón cô dâu theo chồng về nhà trai. Lúc này cô dâu phải đi thẳng về phía trước, không ngoái lại nhìn hay có thái độ lưu luyến không muốn rời đi. Có những gia đình kiêng việc này là do họ cho rằng con dâu khi theo chồng mà vẫn còn vấn vương gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc sẽ không chu toàn với công việc nhà chồng.Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ ruột chuẩn bị cho 7 hoặc 9 cây kim nhỏ, bỏ vào một chiếc túi vải để mang bên mình. Cô dâu sẽ những cây kim trên đoạn đường về nhà chồng. Người xưa cho rằng việc thả kim thì những điều xui xẻo, kém may mắn sẽ không theo cô dâu về nhà chồng. Ngoài ra, cô dâu cũng sẽ được mẹ đưa tiền lẻ để khi đi qua cầu hoặc đi qua ngã ba, ngã tư đường cô dâu sẽ trải tiền xuống đường. Điều này mang hàm ý, đôi uyên ương sẽ có một chặng đường phía trước suôn sẻ và giàu sang.Khi cô dâu theo chú rể về nhà chồng thì mẹ của cô dâu không được đi cùng, chỉ có bố ruột cùng các bậc lớn tuổi đưa cô dâu về nhà chồng.

Bài viết trên bạn đã biết thêm về lễ xin dâu gồm những gì, chuẩn bị lễ xin dâu như thế nào, cần lưu ý vấn đề gì rồi đúng không nè. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và mong bạn tổ chức một buổi lễ thành công nhé.

WIN’S STUDIO | NGÂN NGÂN BRIDAL SỰ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CỦA CÁC CẶP ĐÔI

Để tổ chức được một hôn lễ chu toàn, đòi hỏi các cặp đôi phải dành nhiều thời gian và tâm huyết để vừa kịp tiến độ chuẩn bị, vừa chu toàn mọi thứ. Một trong những nghi thức quan trọng được diễn ra trước lễ thành hôn chính là lễ rước dâu. Vậy bạn có biết lễ rước dâu gồm những gì và nghi thức nào là quan trọng nhất trong buổi lễ đặc biệt này không? Hãy cùng Mi
Mi khám phá ngay nhé!

*

1. Lễ rước dâu là gì?

Lễ rước dâu (đón dâu), được xem là một nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam ta. Nghi thức này thể hiện sự trân trọng và chân thành của nhà trai và chú rể đối với gia đình cô dâu; mang ý nghĩa xin rước cô dâu về nhà chồng.

Chuẩn bị lễ rước dâu tươm tất và đầy đủ, với mong muốn mang lại cuộc sống hôn nhân yên ấm, hạnh phúc và ngọt ngào. Chính vì vậy chúng ta không nên bỏ qua việc tìm hiểu lễ rước dâu gồm những gì nhé!

2. Lễ rước dâu gồm những gì?

Các bước tiến hành của một lễ rước dâu truyền thống bao gồm:

Đón nhà trai

Lễ ăn hỏi và rước dâu thông thường sẽ được chọn vào những ngày đẹp. Khi giờ Hoàng Đạo đã điểm, đàng trai gồm chú rể, dàn phù rể và họ hàng nhà trai sẽ đến nhà cô dâu để thực hiện thủ tục xin rước dâu.

Xem thêm: Đi ăn kỷ niệm ngày cưới tặng gì, gợi ý 10 món quà kỉ niệm ngày cưới ý nghĩa

Lúc này đại diện gia đình cô dâu sẽ xuất hiện để nghênh đón đàng trai, hướng dẫn nơi đậu xe và hướng dẫn gia đình chú rể cụ thể trước khi tiến vào cổng nhà gái.

*

Trao và nhận mâm quả ăn hỏi

Đoàn rước dâu đi đầu sẽ là chủ hôn (thông thường là mẹ chú rể), chú rể tay cầm hoa cưới và dàn rể phụ bê tráp ăn hỏi. Số lượng mâm quả thông thường là 6, bao gồm: cơi trầu cau, bánh phu thê, trái cây, trà rượu, xôi gấc hoặc xôi ngũ sắc, heo quay…

Khi nhà trai đã ổn định, đại diện chủ hôn sẽ đưa ra tín hiệu; lúc này từng mâm quả sẽ được trao từ tay nhà trai sang đội bưng quả nhà gái (phù dâu). Thời gian diễn ra nghi thức trao mâm quả kéo dài từ 3 đến 5 phút. Đây là khoảng thời gian đủ để cô dâu chú rể lưu lại những khoảnh khắc ý nghĩa bên đội bê tráp và phát bao lì xì –trao duyên cho các bạn.

Dàn phù dâu khi nhận xong lễ vật, sẽ mang đặt trước bàn thờ gia tiên- nơi thực hiện nghi lễ quan trọng tiếp theo trong lễ rước dâu. Đại diện chủ hôn, nhà trai sẽ mở nắp từng tráp và xin giới thiệu từng mâm sính lễ mà mình đã chuẩn bị tươm tất dành tặng gia đình cô dâu.

Cô dâu ra mắt gia đình hai bên

Theo nghi thức rước dâu truyền thống, cô dâu sẽ không được xuất hiện ngay khi nhà trai vừa đến. Các nàng phải đợi trong khuê phòng và đích thân mẹ ruột sẽ dắt tay bạn, ra mắt gia đình hai bên. Lúc đó cô dâu sẽ được trang điểm xinh đẹp và vô cùng rạng rỡ.

*

Nghi lễ gia tiên tại nhà gái

Sau khi ra mắt đàn trai, cô dâu và chú rể sẽ thực hiện nghi thức gia tiên bằng việc thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, để bày tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo và báo cáo hôn sự của bản thân với ông bà.

Trao nhẫn cưới và trang sức

Tiếp theo, cô dâu và chú rể sẽ thực hiện nghi thức trao nhẫn cưới. Ba mẹ hai bên gia đình có thể tặng cô dâu chú rể tiền mừng cưới hoặc trang sức gồm: vòng vàng, nhẫn, hoa tai… ngay tại lễ gia tiên, cùng những lời chúc phúc ý nghĩa dành cho đôi tân lang và tân giai nhân. Việc trao tặng trang sức không phải là quy định bắt buộc. Tuy nhiên ngày này đa phần mọi gia đình đều chuẩn bị của hồi môn cho con gái và con dâu của họ rất tươm tất.

Mời trầu rượu gia đình hai bên

Để trả lời cho câu hỏi “lễ rước dâu gồm những gì?” không thể nào bỏ qua nghi thức dâng rượu của cô dâu chú rể. Ngay sau lễ gia tiên, các cặp đôi sẽ dâng chung rượu mời người chủ hôn, tiếp theo là ông bà bố mẹ hai bên để thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thảo và trân trọng với các đấng sinh thành, nuôi nấng ta nên người.

Người rót rượu cho cô dâu chú rể, thông thường là đội bê tráp. Ngoài ra cô dâu chú rể còn xé vỏ cau và xếp lá trầu ngay ngắn. Đây được xem là nghi thức truyền thống trong lễ rước dâu Việt Nam.

*

Trả lễ mâm quả

Sau khi đã nhận sính lễ từ nhà trai, nhà gái sẽ thực hiện nghi thức trả lễ. Thông thường gia đình cô dâu sẽ giữ lại một nửa mâm quả, nửa còn lại sẽ gửi trả nhà trai. Nếu mâm quả có nắp thì phải lật ngược nắp trước khi trả lễ. Nếu mâm quả chỉ có khăn long phụng phủ lên, thì bạn phải lật một phần vạt khăn. Điều này thể hiện là nhà gái đã nhận quả từ nhà trai.

Rước dâu sang nhà trai

Sau khi thực hiện xong các nghi lễ trên và dùng tiệc ngọt nhanh gọn ở nhà gái. Đàng trai sẽ xin phép gia đình cô dâu, để rước cô dâu về nhà mình. Đi theo cô dâu về nhà bố mẹ tương lai sẽ có người thân và gia đình cô dâu. Thông thường cô dâu chú rể sẽ đi một xe riêng và họ nhà gái cùng dàn bê tráp sẽ đi một xe khác. Họ nhà gái đi theo luôn là các cặp đôi gồm một nam, một nữ. Theo quan niệm điều này thể hiện sự cân bằng, có đôi có cặp.

Lễ tại nhà trai

Sau khi rước dâu về nhà chồng, tại nhà trai cũng thực hiện các nghi lễ tương tự nhà gái. Quan trọng nhất có lẽ cũng là lễ gia tiên. Tuy nhiên ngay sau đó, cô dâu sẽ được mẹ chồng dắt vào phòng tân hôn đã chuẩn bị trước. Lúc này cô dâu sẽ được chỉnh trang, thay váy áo và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho bữa tiệc mặn thân mật với nhiều quan khách, họ hàng của gia đình chú rể.

Họ nhà gái và dàn dâu phụ, cũng sẽ nán lại dùng tiệc, trước khi lên xe ra về. Và lúc này cô dâu sẽ ở lại nhà chồng và chính thức trở thành dâu con trong gia đình.

Hy vọng với những chia sẻ thú vị trên, Mi
Mi đã phần nào giải đáp được thắc mắc lễ rước dâu gồm những gì. Mong rằng các cặp đôi sẽ có những sự chuẩn bị thật chu toàn, để tránh bối rối và an tâm nhất trong ngày vui trọng đại của đời mình nhé!