Nếu bạn đã có dịp thưởng thức một đám cưới ở phương Tây, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên với menu tiệc cưới, cũng như cách đãi tiệc của họ với đám cưới Việt Nam. Ví dụ như ở Mỹ tiệc cưới chỉ đãi 3 món chính, trong khi Việt Nam đãi 6, 7 thậm chí là 8, 9 món. Mỗi nơi đều có những phong tục, đặc trưng cưới riêng, dưới đây là những điểm khác nhau trong đám cưới Việt Nam và phương Tây, cùng xem và học hỏi những điều hay cho đám cưới của mình nhé.

Bạn đang xem: Lễ cưới phương tây


*

Số lượng khách mời và quy mô tiệc cưới

Số lượng khách mời và quy mô tiệc cưới là điểm khác biệt khá lớn giữa đám cưới Việt và đám cưới Tây. Người Việt Nam chú trọng đến họ hàng cũng như là mối quan hệ xã hội, vì thế đám cưới cũng là dịp chiêu đãi tới tất cả mọi người trong nhà, đến đối tác, bạn bè đồng nghiệp. Số lượng khách mời thường trên 200 khách, có tiệc lên đến 1000 khách và chia ra nhiều buổi để chiêu đãi hết lượng khách mời đông đảo. Quy mô cưới đôi khi cũng là thể diện của CDCR, của gia đình hai họ. Khách mời có khi bạn bè của song thân mà thậm chí CDCR chỉ gặp 1-2 lần.

*

Hoàn toàn ngược lại với người Việt, đám cưới Tây thích không gian ấm cúng và dự tiệc cùng những người bạn thân thiết nhất. Và họ chú trọng không gian tương tác để đảm bảo rằng mọi khách mời đều thật sự “enjoy” – là một phần của buổi tiệc cùng CDCR. Tiệc cưới phương Tây là dịp gia đình, bạn bè của cô dâu chú rể tụ họp, giao lưu và chia sẻ hạnh phúc cùng uyên ương.

*

 

Nhấn mạnh lòng biết ơn trân trọng với bậc sinh thành trong đám cưới Việt

Tinh thần biết ơn bậc sinh thành luôn được coi trọng trong văn hoá Việt và vì thế không thể thiếu trong ngày trọng đại. CDCR trước khi trao nhau lời yêu thương là những lời cảm ơn gửi gắm đến song thân – những người đã sinh ra và nuôi dưỡng cặp đôi đến tận ngày hôm nay.

 

*

 

Chương trình và nghi lễ cưới

Mô tuýp chương trình tiệc cưới tuyền thống của Việt Nam: tiết mục múa mở màn - giới thiệu CDCR - giới thiệu ba mẹ - cắt bánh - rót rượu và nâng ly chúc mừng . Sau khi hoàn thành lễ, khách mời tiếp tục dự tiệc ăn uống và CDCR đến từng bàn chào hỏi chụp hình. Quá đỗi quen thuộc trong bất kì một đám cưới Việt nào mà bạn tham dự.

 

 

 

Phần lễ đám cưới phương Tây – còn được gọi là lễ Ceremony thường là khoảnh khắc CDCR trao lời yêu thương và thực hiện nghi lễ cưới. Thay cho cắt bánh rót rượu, nghi lễ cưới đa phần là nghi lễ thề nguyện – đọc the Vow của CDCR và sau đó là trao nhẫn cưới. Ngoài ra, ceremony có thể chọn nhiều nghi lễ cưới khác như nghi lễ trồng cây, thắt tay cưới, nghi lễ thả bóng bay,…Rất đa dạng và mang nhiều ý nghĩa chúc phúc khác nhau dành cho cặp đôi nhân vật chính.

*

 

Thực đơn ăn cỗ cưới giữa Việt và Tây

Điểm giống nhau là đám cưới Tây – Việt đều có 2 phần là phần lễ và phần tiệc chiêu đãi. Bữa tiệc cưới phương Tây thường chia thành 3 phần, gồm khai vị, món chính và tráng miệng. Thường sẽ được chia theo khẩu phần ăn cho từng người hoặc một số đám cưới tổ chức tiệc cưới buffet.

Hoàn toàn khác với đám cưới Tây, đám cưới Việt thường chiêu đãi từ 6 – 12 món từ khai vị, món chính, món lẩu,cary đến món tráng miệng. Mâm cưới của người Việt thường ngồi ăn theo bàn 6 đến 10 người. Đặc trưng nhất là ở các vùng xa, vùng nông thôn, mỗi món ăn được chuẩn bị khá nhiều theo như phong tục ăn cỗ Việt từ trước đến nay.

Thời điểm mời đám cưới

Cặp đôi phương Tây gửi thiệp trước vài tháng để đặt lịch hẹn sớm với khách mời, nên dù khách ở xa vẫn có thể thu xếp về dự tiệc cưới.

Trong khi cặp đôi Việt Nam thường chỉ gửi thiệp cưới trước khoảng 2 tuần, thậm chí có người chỉ mời trước vài ngày. Mời khách quá muộn gây bất tiện vì khách không thu xếp được.

Thời gian tổ chức tiệc cưới

Tiệc cưới phương Tây thường diễn ra vào buổi tối cuối tuần (dao động từ thứ 6 tới chủ nhật).

Tiệc cưới ở Việt Nam diễn ra cả buổi trưa hoặc buổi tối, có thể diễn ra vào các ngày trong tuần hoặc cuối tuần tùy theo gia đình đã xem ngày từ trước đó. 

Tiền mừng, quà mừng cưới

Ở phương Tây, khách mời thường tặng quà cho đôi uyên ương.

Ở Việt Nam, đa số khách mời đi tiền mừng cho đám cưới.

Ngân sách cho tiệc cưới

Đám cưới phương Tây thường tiêu tốn nhiều tiền bởi không chỉ chú trọng vào thực đơn mà còn chú trọng đến địa điểm, trang trí tiệc cưới lộng lẫy.

Đám cưới truyền thống ở Việt Nam đơn giản hơn nên ngân sách chi phụ thuộc vào khả năng kinh tế của gia đình.

Trên đây là một số điểm khác biệt giữa đám cưới Việt và đám cưới Phương Tây, tuy mỗi nơi mỗi văn hóa khác nhau nhưng đều có những điều đặc biệt riêng của mình, các bạn muốn tổ chức tiệc cưới của mình theo phong cách nào?

Để tổ chức tiệc cưới kiểu Tây một cách suôn sẻ và thuận lợi, bạn cần nắm rõ quy trình tổ chức. Bên cạnh các nghi lễ chính như tuyên thệ và dự tiệc, cô dâu chú rể có thể linh hoạt kết hợp với các tiết mục khác để tạo dấu ấn riêng cho đám cưới của mình. Dưới đây là quy trình tổ chức tiệc cưới kiểu Tây thường thấy mà Kim Ngọc Thuỷ muốn chia sẻ đến bạn.

*


Ổn định chỗ ngồi cho khách mời

Thông thường buổi trong tiệc cưới kiểu Tây các cô dâu – chú rể sẽ mời khách đến trước 30-45 phút. Đây là thời gian để mọi người làm quen với nhau. Trong khi đó cô dâu chú rể có thể chụp ảnh trước với phù dâu và phù rể. Trong thời gian chờ đợi, gia chủ sẽ chuẩn bị sẵn cocktail, bánh ngọt… để khách mời dùng.

*

Khách mời trò chuyện trước khi bắt đầu buổi tiệc

Đến giờ làm lễ, MC hoặc người chủ trì sẽ đứng trên sân khấu, thông báo để mọi người ổn định chỗ ngồi. Sẽ có đầy đủ ghế cho tất cả các thành viên tham dự. Đại diện gia đình hai bên sẽ ngồi hàng ghế đầu và bạn bè thân thiết của cô dâu chú rể sẽ ngồi ở phía sau.

Giới thiệu chương trình

Bắt đầu buổi lễ cưới theo phong cách châu Âu, người chủ trì sẽ tuyên bố lý do, gửi lời cảm ơn tới tất cả các khách mời. Sau đó sẽ khéo léo nhắc lại toàn bộ lịch trình của đám cưới để mọi người có thể nắm rõ thông tin.

Để tạo không khí dẫn dắt tới các nghi thức sau, MC sẽ giới thiệu về cô dâu chú rể trước khi họ xuất hiện. Thường là chia sẻ về những kỷ niệm vui hoặc những thông tin hài hước liên quan đến cặp đôi nhân vật chính của đám cưới.

Cô dâu chú rể xuất hiện

Khi tổ chức tiệc cưới kiểu Tây, có khá nhiều cách xuất hiện cho cô dâu chú rể tùy vào mục đích, ý tưởng và sở thích của các cặp đôi. Dưới đây là 3 cách xuất hiện mà các cô dâu – chú rể tại phương Tây ưa thích:

Cô dâu chú rể cùng xuất hiện:

Với hình thức này, cô dâu chú rể sẽ xuất hiện cùng một lúc sau khi được MC mời lên sân khấu. Họ sẽ song song dắt nhau cùng đi lên lễ đường. Điều này tượng trưng cho việc họ đã cùng đi qua những tháng ngày, những thăng trầm để đến với khoảnh khắc kết hôn hạnh phúc và thiêng liêng này. Nhiều cặp đôi còn kết hợp với các tiết mục hát song ca để thêm phần lãng mạn.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Mẫu Bánh Kem Cưới 2022 Độc Đáo, Xu Hướng Bánh Cưới 2022 Độc Đáo

Phù dâu, phù rể xuất hiện trước, sau đó cô dâu và chú rể bước ra:

Khác với hình thức trên, cách này sẽ mang tới bầu không khí cực sôi động và vui vẻ cho đám cưới. Phù dâu, phù rể sẽ lên sân khấu trước cặp đôi chính, họ sẽ biểu diễn các tiết mục ca hát, hoặc nhảy múa để khuấy động không khí, tạo bước đệm cho giây phút cô dâu chú rể xuất hiện.

Chú rể xuất hiện trước, cô dâu được cha dắt tay dẫn ra sau:

Chú rể sẽ được chủ hôn mời lên sân khấu trước, cùng chia sẻ những điều thú vị về cô dâu. Mọi sự chuẩn bị liên quan đến quần áo, kiểu tóc, trang điểm trước đó của họ đều được giữ bí mật. Sau đó, cha cô dâu sẽ trao tay con gái mình cho chú rể kèm những lời dặn dò sâu lắng. Hình ảnh cô dâu xuất hiện trong chiếc váy cưới khi bước lên lễ đường chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc đối với chú rể. Đây là một trong những cách xuất hiện được ưa thích nhất trong các đám cưới phương Tây.

*

Cô dâu cùng cha bước lên lễ đường là một khoảnh khắc xúc động nhất trong lễ cưới theo phong cách Tây Âu

Lễ thề nguyện

Một trong những điểm khác biệt của lễ cưới kiểu Tây với lễ cưới truyền thống chính là khoảnh khắc thề nguyền của cô dâu và chú rể. Đây có thể coi là thời khắc thiêng liêng nhất của đám cưới. Cặp đôi sẽ gửi tới người kia những cảm nghĩ, những chiêm nghiệm về quãng thời gian đã qua cùng những ước mong về cuộc sống tương lai.

Sau đó họ sẽ cùng trao nhau lời thề son sắt trước sự chứng kiến của chủ hôn và những người thân thiết nhất.

Nghi thức kết đôi

Cô dâu chú rể trao nhẫn cưới là hành động chứng minh hai người chính thức thuộc về nửa kia. Họ sẽ nhận được lời chúc phúc đến từ tất cả người thân và bạn bè có mặt trong buổi lễ.

Bên cạnh trao nhẫn, tại một số nơi, khi tổ chức tiệc cưới kiểu Tây, gia chủ còn thực hiện thêm các nghi thức kết đôi khác như: Thắp nến, thả chim bồ câu, trồng cây, thả bóng bay… để thể hiện ước muốn một cuộc sống hôn nhân viên mãn, hạnh phúc và trọn vẹn.

Sau đó, cô dâu chú rể sẽ trao nhau nụ hôn đầu tiên khi chính thức trở thành vợ chồng.

Hai bên gia đình phát biểu

Khi cô dâu chú rể hoàn thành nghi thức kết đôi, những thành viên còn lại của hai bên gia đình sẽ lần lượt phát biểu cảm xúc về buổi lễ, ôn lại những kỷ niệm thời thơ ấu hoặc ấn tượng đầu tiên khi gặp mặt cô dâu chú rể… và một lần nữa chúc phúc cho họ.

Phần tiệc

Sau khi các nghi thức lễ kết thúc, cô dâu – chú rể sẽ cùng khách mời dùng tiệc.

Với các cô dâu – chú rể đề cao sự trang trọng lịch sự, thì tiệc cưới dạng set menu sẽ là lựa chọn tối ưu. Các cô dâu – chú rể sẽ sắp xếp chỗ trước cho các vị khách mời. Thông thường họ sẽ xếp những người có quen biết từ trước ngồi cạnh nhau để tạo sự thỏa mái cho tất cả mọi người. Để thuận tiện, trong đám cưới kiểu Tây sẽ chuẩn bị sẵn sơ đồ chỗ ngồi hoặc có thẻ tên tại vị trí của từng người.

*

Thẻ tên để khách mời dễ tìm ra chỗ của mình là hình ảnh thường thấy trong các đám cưới theo phong cách phương Tây

Hình thức tiệc thứ hai là dạng buffet. Đây là kiểu tiệc khá thỏa mái, khách mời sẽ không bị gò bó tại chỗ mà có thể tùy ý lựa chọn món ăn cũng như giao lưu làm quen với các khách mời khác. Tiệc kiểu này cũng đang dần trở thành xu hướng được các cặp đôi trẻ ưa chuộng.

Các hoạt động giao lưu

Khi tổ chức tiệc cưới kiểu Tây, các cặp đôi nên khéo léo đan xen các hoạt động giao lưu để tạo không khí, mang đến cho khách mời những giây phút ấn tượng và vui vẻ.

Một số hoạt động giao lưu mà cô dâu chú rể có thể tham khảo khi tổ chức tiệc cưới kiểu Tây là: chụp ảnh cùng khách mời, giao lưu ca hát, nhảy múa… Bên cạnh đó các trò chơi vui vẻ cũng rất được ưa thích. Bạn có thể tham khảo các trò như: bịt mắt tìm cô dâu, tâm đầu ý hợp, vòng xoay bất ngờ…

*

Wedding shoe – trò chơi ưa thích trong các đám cưới kiểu Tây

LƯU Ý KHI TỔ CHỨC TIỆC CƯỚI KIỂU TÂY

Nếu bạn đã mong muốn tạo nên một đám cưới đậm chất phương Tây thì nên lưu ý đến những vấn đề như sau trong quá trình tổ chức.

Phong cách tiệc cưới tối giản và thanh lịch

Người phương Tây ưa chuộng sự đơn giản và tinh tế. Do đó khi các cô dâu – chú rể tổ chức tiệc cưới kiểu Tây thường tập trung vào yếu tố cảm xúc hơn là làm cho không gian cưới trở nên quá cầu kỳ, lộng lẫy.

Các phong cách trang trí thường gặp là rustic hoặc vintage nhẹ nhàng. Hoa được sử dụng trong tiệc cưới hầu hết đều là hoa tươi. Ngoài ra các cặp đôi cũng thích kết hợp trang trí bằng các phụ kiện như cành cây khô, ruy băng, vải thô, nến…

*

Phong cách trang trí tinh tế, đơn giản là điểm nhấn của đám cưới kiểu Tây

Các đám cưới này có thể tổ chức trong nhà, hoặc ngoài trời. Địa điểm rất linh hoạt, có thể là trong nhà thờ trang trọng, cũng có thể là ngay tại không gian sân nhà hoặc bể bơi của gia đình… tùy vào điều kiện, phong tục hoặc sở thích của cô dâu chú rể.

Kịch bản đám cưới mới lạ

Đám cưới tổ chức theo kiểu phương Tây thường diễn ra suốt cả ngày và tập trung vào các hoạt động giao lưu, tạo nhiều cung bậc cảm xúc thay vì chỉ chú trọng vào mâm cỗ cưới. Do đó các kịch bản chương trình thường chú trọng đến các hoạt động tạo điểm nhấn cho bữa tiệc.

Ví dụ như: tổ chức trò chơi, màn song ca giữa cô dâu chú rể hoặc khách mời, vở kịch đơn giản về câu chuyện tình yêu của cặp đôi… Đôi khi, các cô dâu chú rể sẵn sàng mời ban nhạc hoặc DJ về để mọi người có thể cùng nhảy hoặc khiêu vũ.

Phù dâu và phù rể

Không giống như đám cưới truyền thống – nơi mà phù dâu phù rể chỉ tham gia vào một vài nghi lễ nhỏ, trong đám cưới kiểu Tây đội ngũ này sẽ là nhân vật rất quan trọng trong suốt quá trình buổi tiệc diễn ra. Phù dâu và phù rể sẽ là những nhân sự chính giúp cặp đôi san sẻ bớt các công việc hậu trường, xử lý các tình huống phát sinh không đáng có. Ngoài ra, họ cũng chính là những người tạo không khí vui vẻ và làm đẹp hơn cho hình ảnh cho buổi tiệc.

Vì vậy các đám cưới phong cách phương Tây luôn rất chú trọng đến lựa chọn trang phục và tổ chức các hoạt động giao lưu cho đội ngũ phù dâu – phù rể.

*

Một đám cưới sẽ không thể nào hoàn hảo nếu không có phù dâu phù rể

Trên đây là những chia sẻ của KNT về cách tổ chức tiệc cưới kiểu Tây. Đây là một hình thức cưới mới mẻ và độc đáo, hứa hẹn sẽ mang đến cho cô dâu chú rể và khách mời những giây phút hạnh phúc và cảm xúc nhất. Tùy vào điều kiện thực tế, các cặp đôi có thể linh hoạt kịch bản chương trình cho phù hợp.